Trợ lý ảo hỗ trợ công tác xây dựng Đảng

Docly Child

Đề cương báo cáo chính trị

Ước tính thời gian nghiên cứu: 15 phút 13163 lượt xem

ĐỀ CƯƠNG

Báo cáo chính trị của cấp ủy trình đại hội chi bộ (đảng bộ)
nhiệm kỳ
2025 – 2030

Các đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở vận dụng theo đề cương này để xây dựng Báo cáo chính trị.

(Tải file về máy tính)

ĐẠI HỘI CHI BỘ (ĐẢNG BỘ) …

LẦN THỨ …

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bình Thuận, ngày tháng năm 2025

 

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ

của Cấp ủy (Chi bộ, Đảng bộ) ……, nhiệm kỳ …… trình Đại hội Chi bộ (Đảng bộ) …… lần thứ…

—–

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CHI BỘ (ĐẢNG BỘ) NHIỆM KỲ 2020 – 2025 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ
NHIỆM KỲ 2025 – 2030

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CHI BỘ (ĐẢNG BỘ) NHIỆM KỲ 2020 – 2025

I. Đặc điểm tình hình

Nêu tóm tắt đặc điểm tình hình của chi bộ (đảng bộ); những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ/Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2020 – 2025.

II. Kết quả thực hiện

Căn cứ Nghị quyết Đại hội chi bộ (đảng bộ) nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc; các chương trình, kế hoạch đã triển khai thực hiện; các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để đánh giá sâu kỹ những kết quả đạt được, những khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của chi bộ (đảng bộ) trong thời gian qua, tập trung ở các nội dung sau:

1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

– Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm do Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị; việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số.

– Kết quả thực hiện chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm (Phải có số liệu cụ thể về thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh như: doanh thu, lợi nhuận; thu nhập bình quân của người lao động; nộp ngân sách nhà nước).

– Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, công tác phòng, chống cháy nổ; công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức an ninh – quốc phòng, dân quân tự vệ.

– Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy định, quy chế làm việc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; quy chế phối hợp hoạt động giữa cấp ủy với thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu doanh nghiệp.

– Lãnh đạo thực hiện công tác xã hội từ thiện.

2. Lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống

– Việc tổ chức học tập, quán triệt và cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng (tổ chức học tập, bình quân có bao nhiêu đảng viên, quần chúng tham gia; việc cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện…).

– Ý thức tu dưỡng rèn luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện các quy định về nêu gương; vai trò gương mẫu của người đứng đầu.

– Công tác theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội.

– Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

– Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

– Đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

3. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

– Việc phối hợp, tham gia công tác kiện toàn tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

– Thực hiện công tác quy hoạch, kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cấp ủy; công tác kiện toàn, sắp xếp tổ chức đảng trực thuộc (đối với đảng bộ).

– Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể.

– Công tác đảng viên (quản lý, đánh giá, phát triển đảng viên…).

– Công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

4. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

– Việc quán triệt, triện khai các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng.

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

– Kết quả thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Việc phổ biến, tuyên truyền và cụ thể hóa các văn bản của Tỉnh, Trung ương, Đảng ủy Khối về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, quần chúng của chi bộ, đảng bộ; việc chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa của cơ quan, đơn vị; vai trò của người đứng đầu; công tác kiểm tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hàng năm; việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

5. Lãnh đạo thực hiện công tác dân vận, đoàn thể

– Đánh giá vai trò lãnh đạo công tác dân vận của cấp ủy, tổ chức đảng.

– Kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền; phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhân rộng các mô hình hay, điển hình sáng tạo.

– Triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

– Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể vững mạnh; việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể.

– Việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng.

6. Xây dựng chi bộ (đảng bộ)

– Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy.

– Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cấp ủy.

– Việc đánh giá xếp loại tổ chức đảng (đối với đảng bộ) và đảng viên.

* Lưu ý: Các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 liên quan đến nội dung nào trong 05 nội dung nêu trên thì đánh giá sâu kỹ kết quả thực hiện tại nội dung đó.

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

Nêu ngắn gọn các ưu điểm, không nêu lại các kết quả đạt được được ở phần I; chú ý đánh giá đã thực hiện được bao nhiêu chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 – 2025.

2. Hạn chế, khuyết điểm

Nêu ngắn gọn những hạn chế, khuyết điểm chính, chủ yếu.

* Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm:

Phân tích làm rõ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

3. Bài học kinh nghiệm

Cần nêu những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của chi bộ (đảng bộ) trong nhiệm kỳ, như:

– Bài học về phát huy tính chủ động, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên vào thực tiễn của chi bộ (đảng bộ) để lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết trong nhiệm kỳ qua.

– Bài học về phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của cấp ủy và toàn thể đảng viên;

– Bài học về công tác xây dựng chi bộ/đảng bộ trong sạch vững mạnh;

B. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Phương hướng:

Nêu phương hướng của chi bộ (đảng bộ) trên các lĩnh vực công tác trong nhiệm kỳ 2025 – 2030.

II. Chỉ tiêu cụ thể:

Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ của chi bộ (đảng bộ) trong nhiệm kỳ tới, đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trên các lĩnh vực công tác sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của chi bộ (đảng bộ).

III. Nhiệm vụ và giải pháp

Đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trên các lĩnh vực công tác của chi bộ (đảng bộ):

  1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
  2. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống.
  3. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.
  4. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
  5. Xây dựng chi bộ (đảng bộ).
  6. Lãnh đạo thực hiện công tác dân vận, đoàn thể.

PHẦN THỨ HAI

KIỂM ĐIỂM VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY
NHIỆM KỲ 2020 – 2025

I. Đặc điểm tình hình

– Khái quát về tình hình của cấp ủy cơ sở đến thời điểm Đại hội: số lượng ban chấp hành, ban thường vụ được bầu; số đã nghỉ hưu, chuyển công tác trong nhiệm kỳ; việc bổ sung ban chấp hành, ban thường vụ trong nhiệm kỳ; số lượng ban chấp hành, ban thường vụ đến thời điểm hiện tại.

– Nêu tóm tắt đặc điểm, tình hình, thuận lợi, khó khăn của tập thể cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của chi bộ (đảng bộ) trong nhiệm kỳ.

II. Ưu điểm và tồn tại, hạn chế

1. Ưu điểm

2. Tồn tại, hạn chế

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Lưu ý: Tập trung làm rõ những ưu điểm và tồn tại, hạn chế trên các mặt công tác chủ yếu sau:

– Việc quán triệt, vận dụng cụ thể hóa và lãnh đạo triển khai các nghị quyết, chỉ thị của cấp mình và cấp trên;

– Về công tác tổ chức, cán bộ; việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc của cấp ủy;

– Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vi, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

– Lãnh đạo về xây dựng cơ quan và đoàn thể;

– Phẩm chất đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm gắn với giữ gìn đoàn kết nội bộ của tập thể cấp ủy.

—–

Sổ tay điện tử – ĐUK Bình Thuận

0